1. Halogen:
Đèn Halogen là một loại đèn sợi đốt sử dụng dây đốt vonfram (một loại chất hiếm) giống như đèn sợi đốt thông thường nhưng trong bóng có một số lượng nhỏ khí halogen như iốt hoặc Brom và các khí trơ như Argonm Kripton để làm tăng hiệu quả năng lượng cũng như tuổi thọ của đèn.
Công nghệ bóng halogen là dạng đèn pha phổ biến nhất hiện nay trong ngành công nghiệp ôtô, bởi ưu điểm là đơn giản và chi phí rẻ. Trung bình một bóng halogen có tuổi thọ 1.000 giờ dưới điều kiện chiếu sáng thông thường, chi phí thay thế khoảng vài trăm nghìn cho tới trên một triệu cho một cặp bóng có thương hiệu uy tín, những bóng không có thương hiệu rõ ràng hay của TQ thì giá cực kỳ thấp từ vài chục nghìn cho một cặp bóng (không phải do không thích TQ mà nói vậy). Tuy nhiên, halogen dần trở thành lựa chọn thứ hai với các hãng, bởi một số lý do.
Qua thời gian nhiệt độ cao làm vonfram bốc hơi đọng lại trên thủy tinh gây thủng từ đó vô hiệu hóa chức năng. Nhưng điều đó chỉ là thứ yếu, quan trọng nhất là nguyên nhân thứ hai là đèn halogen tỏa nhiệt lớn tương đương tiêu tốn nhiều năng lượng. Bên cạnh đó, trong quá trình bảo dưỡng, thay thế bóng đèn, nếu thợ không cẩn thận có thể làm bẩn lớp mạ phản chiếu ánh sáng dẫn tới giảm chức năng chiếu sáng.Thứ nhất, bóng đèn halogen chế tạo bằng loại thủy tinh chịu nhiệt rất cao, bên trong là dây tóc từ vonfram và khí thường là argon và nitơ. Dây tóc nhận năng lượng từ ắc-quy, nóng đến khoảng 2.500 độ C và phát sáng.
2. Bóng Xenon hay còn gọi là HID (High Intensity Discharge):
Hệ thống ánh sáng cường độ cao. Trong bài em xin gọi tắt là Xenon cho dễ.
(Dạng cấu tạo của bóng Xenon chuẩn D1, D2, D3, D4). Trong hình là dạng bóng D2R hay D4R
Bóng Xenon được phát minh lần đầu tiên bởi Hauksbee vào năm 1705. Với nguyên lý hoạt động gần giống với đèn huỳnh quang, bóng xenon không có dây tóc mà thay vào đó là hai điện cực đặt trong một ống thủy tinh thạch anh, cách nhau một khoảng ngắn trong một bầu chứa khí xenon và muối kim loại. Ống dài như trong hình này được lấp đầy với các muối cả khí và kim loại. Khi được khởi động, nó được đốt nóng và bốc hơi các muối kim loại và tạo sao các phân tử ion tự do để tạo ra ánh sáng, cách này tăng đáng kể cường độ của ánh sáng được sản xuất bởi các vòng cung và giảm tiêu thụ điện năng của nó
Ánh sáng mà bóng Xenon tạo ra trên một đơn vị điện năng tiêu thụ là cao hơn nhiều lần so với bóng đèn Halogen thông thường.
Ảnh minh họa về độ sáng của bóng xenon qua gương cầu hội tụ (Bi-xenon).
3. LED (Light Emitting Diode): Bán dẫn phát ra ánh sáng
LED là một dạng phát ra sáng sáng dựa trên nguyên lý lỗ hổng giữa bán dẫn loại p và bán dẫn loại n. Phát hiện lần đầu tiên vào năm 1907 nhưng mãi đến năm 1970, LED lần đầu tiên được thương mại hóa thành công và phát triển ngày càng mạnh mẽ cho tới ngày hôm nay.
Hình: Cấu tạo của LED.
LED phát sáng được khi một dòng điện áp thích hợp đi qua 2 pha chì p và n, các electron được tái tập hợp trong lỗ trống giữa 2 bán dẫn này, giải phóng các năng lượng dưới dạng photon và tạo ra ánh sáng. LED ngày nay được áp dụng rất phổ biến bởi những lợi ích sau đây:
1. Tiêu thụ điện năng thấp: dòng điện tiêu thụ LED là rất thấp
2. Hiệu quả chiếu sáng cao: những chip LED ngày nay của các hãng sản xuất nổi tiếng như CREE hay Philips công bố ánh sáng trắng trong chip LED của họ đạt đến độ sáng 300 lumens cho 1W điện tiêu thụ. (halogen là 46 lumen / watt)
3. Tuổi thọ cao: các công ty lớn sản xuất bóng led của họ với hệ thống tản nhiệt tốt thường có tuổi thọ rất cao. Trung bình từ 25000 đến 100.000 giờ chiếu sáng. Trong khi đó xenon là 2000 giờ, halogen là 450 – 1000 giờ chiếu sáng.